Skip to main content

2 posts tagged with "websocket"

View All Tags

· 8 min read
Lê Sĩ Bích

Overview

Vào ngày 28/5/2021, trên blog của Rails có thông báo về 1 tính năng mới đó là ActiveRecord Encryption.

ActiveRecord Encryption giúp encrypt attribute nào đó của model, và lưu vào DB dưới dạng mã hoá. Tính năng này được extract ra từ dự án HEY của Basecamp.

Hãy thử tìm hiểu xem tính năng này có gì thú vị.

Usage

Theo guide, đầu tiên chúng ta sẽ cần phải chạy câu lệnh sau

rails db:encryption:init

Rails sẽ cho ta 1 gợi ý là copy đống sau vào credentials. Ừ EDITOR=vim rails credentials:edit rồi copy paste thôi.

active_record_encryption:
primary_key: EGY8WhulUOXixybod7ZWwMIL68R9o5kC
deterministic_key: aPA5XyALhf75NNnMzaspW7akTfZp0lPY
key_derivation_salt: xEY0dt6TZcAMg52K7O84wYzkjvbA62Hz

Trong model, ta define attribute cần mã hoá như sau:

class Article < ApplicationRecord
encrypts :title
end

Rồi create/update model như bình thường

article = Article.create(title: "Encrypt it all!")

Và bùm, magic...

INSERT INTO `articles` (`title`) VALUES ('{\"p\":\"n7J0/ol+a7DRMeaE\",\"h\":{\"iv\":\"DXZMDWUKfp3bg/Yu\",\"at\":\"X1/YjMHbHD4talgF9dt61A==\"}}')

Vô hạn bối rối...

AES

Trước tiên ta hãy tìm hiểu về đống key mà Rails đã gen cho ta lúc đầu

active_record_encryption:
primary_key: EGY8WhulUOXixybod7ZWwMIL68R9o5kC
deterministic_key: aPA5XyALhf75NNnMzaspW7akTfZp0lPY
key_derivation_salt: xEY0dt6TZcAMg52K7O84wYzkjvbA62Hz

Rails gen ra đống trên như nào vậy?

puts <<~MSG
Add this entry to the credentials of the target environment:#{' '}

active_record_encryption:
primary_key: #{SecureRandom.alphanumeric(32)}
deterministic_key: #{SecureRandom.alphanumeric(32)}
key_derivation_salt: #{SecureRandom.alphanumeric(32)}
MSG

Nếu ai chưa biết thì đây là standard lib của Ruby, đơn thuần là... random mà thôi =))

Thế đống key này để làm gì? Ở mục Setup của guide, Rails cũng đã gợi ý cho ta, đống này dùng cho AES.

this will be used to derive the AES 32 bytes key

Vậy AES là cái khỉ mốc gì? Theo wiki, AES là viết tắt của Advanced Encryption Standard. Hay còn được biết đến với cái tên Rijndael. AES là 1 chuẩn mã hoá, sử dụng symmetric encryption. AES rất phổ biến ngày nay.

Thế bất nào mà lại đẻ ra thêm nhiều thuật ngữ hại não hơn vậy =)) Cứ từ từ rồi khoai sẽ nhừ, chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp.

Trước hết thì, thế nào là mã hoá? Ví dụ như ở 1 diễn đàn nào đó người ta share nhau hoàng thuỳ link bằng đống kí tự này

68747470733A2F2F7777772E676F6F676C652E636F6D2E766E2F

thay vì huỵch toẹt ra là một đường link đồi truỵ nào đó. Nhưng do việc giải mã quá đơn giản, cụ thể là dùng mã HEX, nên đây chỉ là encode/decode sang 1 dạng dữ liệu khác mà thôi, và việc chuyển đổi thường khá nhanh. Các bạn có thể vào đây đây để decode chuỗi huyền bí trên.

Còn encrypt và decrypt dùng trong cryptography nó ở 1 tầm cao khác. Thông thường sẽ có thêm 1 key (hoặc 1 cặp key public/private). Khi đó input sẽ là key + data. Và output sẽ là 1 chuỗi nào đó, chuỗi này cực kì khó để giải mã nếu không nắm trong tay key. Thông thường thì phải cho chạy thuật toán vét cạn - tức là thử từng key một, và việc này cần đến hàng triệu năm đối với cả siêu máy tính.

  • Với thuật toán dùng 1 key cho cả việc encrypt lẫn decrypt thì sẽ được gọi là symmetric encryption

symmetric

  • Thuật toán dùng 1 cặp key, trong đó public key để mã hoá, còn private key để giải mã, được gọi là asymmetric encryption

asymmetric

Image source

Quay lại với AES, nó dùng symmetric, nên sẽ dùng 1 key cho cả việc mã hoá lẫn giải mã. AES key có độ dài là 128, 192, hoặc 256 bit. Tuỳ vào độ dài key nó sẽ có tên khác nhau AES-128, AES-192, AES-256. Key càng dài thì việc xử lý càng lâu, nhưng đổi lại càng bảo mật hơn. Mặc định Rails sử dụng key có độ dài 256 bit (32 bytes)

CIPHER_TYPE = "aes-256-gcm"

Về việc làm thế nào để AES mã hoá/giải mã thì mình sẽ không đề cập tại đây vì mình cũng không có hiểu mấy =)), nếu ai muốn tìm hiểu thêm có thể xem link này, hoặc gúc gồ ~~. Ở dưới là bản preview, trông cái thuật toán nó nôm na như sau

AES sẽ chia nhỏ input thành từng block để xử lý

block-cipher

flow

round

Image Source

Cơ mà chỉ quan tâm là một chuỗi đầu vào + 1 key, đi qua đống black magic rồi trở thành 1 chuỗi bảo mật siêu hạng là quá đủ cho một cuộc tình rồi.

À mà nhìn cái constant Rails define ở trên kia, lại có thêm cái gì ở cuối chuỗi thế nhỉ. gcm???? Bối rối again.

GCM

GCM là viết tắt của Galois/Counter Mode... Nghe xong hiểu chết liền .__. Mò thử xem nào!

Như tên gọi của nó, GCM là một mode trong symmetric encryption, kết hợp của Counter ModeGalois Mode, dùng cho mã hoá dạng khối (block). Vậy thì AES đi với GCM là chuẩn bài rồi nhỉ.

Ngoài GCM ra còn các mode khác như CCM, SIV, ...vân vân mây mây. Các bạn có thể xem thêm tại đây

Trước tiên ta hãy bắt đầu từ mode, từ này nằm trong Mode of Operation. Các mode sẽ được apply trên từng block data (như đã nói ở trên thì AES chia data thành các block nhỏ và mã hoá), giúp cho output của việc mã hoá block bảo mật hơn.

Counter mode sử dụng 1 số integer làm counter, qua từng block counter sẽ tăng lên 1. Ở mỗi block, số này sẽ được mã hoá cùng với data để có được output bảo mật hơn.

counter-mode

Galois Mode là một authentication mode. Galois Mode giúp đảm bảo rằng cipher output của ta không bị chỉnh sửa bởi một bên thứ 3. Hoạt động như nào thì mình chịu à =))

Kết hợp 2 mode trên và ta có GCM, giúp thuật toán mã hoá của ta bảo mật hơn, đồng thời đảm bảo được tính toàn vẹn của dữ liệu.

gcm-mode

Bên trên là giải thích sơ qua về thuật toán mã hoá mà Rails sử dụng, nếu có sai sót thì cũng đừng gạch đá tội mình =))

AES-256-GCM meets Rails

Encryption Key

active_record_encryption:
primary_key: EGY8WhulUOXixybod7ZWwMIL68R9o5kC
deterministic_key: aPA5XyALhf75NNnMzaspW7akTfZp0lPY
key_derivation_salt: xEY0dt6TZcAMg52K7O84wYzkjvbA62Hz

Quay trở lại với đống key, hãy cùng mò code đáy bể xem chúng dẫn ta tới đâu :v

# https://github.com/rails/rails/blob/9c091b4fd378df515c4c31b85bb6a968463a1d82/activerecord/lib/active_record/railtie.rb#L313-L317
ActiveRecord::Encryption.configure \
primary_key: app.credentials.dig(:active_record_encryption, :primary_key),
deterministic_key: app.credentials.dig(:active_record_encryption, :deterministic_key),
key_derivation_salt: app.credentials.dig(:active_record_encryption, :key_derivation_salt),
**config.active_record.encryption

# https://github.com/rails/rails/blob/9c091b4fd378df515c4c31b85bb6a968463a1d82/activerecord/lib/active_record/encryption/configurable.rb#L20-L33
def configure(primary_key:, deterministic_key:, key_derivation_salt:, **properties)
config.primary_key = primary_key
config.deterministic_key = deterministic_key
config.key_derivation_salt = key_derivation_salt

context.key_provider = ActiveRecord::Encryption::DerivedSecretKeyProvider.new(primary_key)
end

# https://github.com/rails/rails/blob/9c091b4fd378df515c4c31b85bb6a968463a1d82/activerecord/lib/active_record/encryption/derived_secret_key_provider.rb#L7-L9
def initialize(passwords)
super(Array(passwords).collect { |password| Key.derive_from(password) })
end

Xem tiếp class Key có gì nào.

# https://github.com/rails/rails/blob/9c091b4fd378df515c4c31b85bb6a968463a1d82/activerecord/lib/active_record/encryption/key.rb#L10-L26
class Key
def initialize(secret)
@secret = secret
@public_tags = Properties.new
end

def self.derive_from(password)
secret = ActiveRecord::Encryption.key_generator.derive_key_from(password)
ActiveRecord::Encryption::Key.new(secret)
end
end

# https://github.com/rails/rails/blob/9c091b4fd378df515c4c31b85bb6a968463a1d82/activerecord/lib/active_record/encryption/key_generator.rb#L32-L34
def derive_key_from(password, length: key_length)
ActiveSupport::KeyGenerator.new(password).generate_key(ActiveRecord::Encryption.config.key_derivation_salt, length)
end

Như vậy, 2 trong số 3 thanh niên của ta đã bị lộ mặt:

  • primary_key đóng vai trò là password param của ActiveSupport::KeyGenerator.new
  • key_derivation_salt đóng vai trò là tham số thứ nhất của ActiveSupport::KeyGenerator#generate_key

Hãy check tiếp ActiveSupport::KeyGenerator

# https://github.com/rails/rails/blob/9c091b4fd378df515c4c31b85bb6a968463a1d82/activesupport/lib/active_support/key_generator.rb#L26-L41
def initialize(secret, options = {})
@secret = secret
@iterations = options[:iterations] || 2**16
@hash_digest_class = options[:hash_digest_class] || self.class.hash_digest_class
end

def generate_key(salt, key_size = 64)
OpenSSL::PKCS5.pbkdf2_hmac(@secret, salt, @iterations, key_size, @hash_digest_class.new)
end

Qua hết wrapper của Rails rồi, giờ ta phải mò vào docs của Ruby thôi. Theo docs, docs lại bảo hàm này giờ đổi tên thành OpenSSL::KDF.pbkdf2_hmac mất rồi... Ờ thì lại mò vào xem. Nôm na hàm này sẽ tạo ra 1 cipher key dùng cho việc mã hoá.

Tại đây, ta có thể kết luận key mã hoá mà Rails dùng có:

  • passphrase: primary_key
  • salt: key_derivation_salt
  • iterations: 2^16
  • key_len: độ dài key 32 bytes
  • digest: hash algorithm SHA-1

Hãy cùng test qua cái key này xem

require 'openssl'

cipher = OpenSSL::Cipher.new('aes-256-gcm')
cipher.encrypt
iv = cipher.random_iv

pwd = 'EGY8WhulUOXixybod7ZWwMIL68R9o5kC'
salt = 'xEY0dt6TZcAMg52K7O84wYzkjvbA62Hz'
iter = 2**16
key_len = OpenSSL::Cipher.new("aes-256-gcm").key_len
digest = OpenSSL::Digest.new('SHA1')

key = OpenSSL::PKCS5.pbkdf2_hmac(pwd, salt, iter, key_len, digest)
cipher.key = key

encrypted = cipher.update "hello"
encrypted << cipher.final # => "\xB2#\x10\xE7n"

cipher.decrypt
cipher.iv = iv
decrypted = cipher.update(encrypted) # => "hello"

Sau bao nhiêu vất vả thì cũng tìm được cái key =)) Vậy quá trình mã hoá như thế nào? Lại mò tiếp .__.

Encryption Process

Hãy cùng bắt đầu từ việc khai báo trong model

class Article < ApplicationRecord
encrypts :title
end

Rồi cùng tìm xem ApplicationRecord.encrypts nó làm trò gì nào

Tham khảo

· 3 min read
Lê Sĩ Bích

WebSocket là gì

Cũng giống như HTTP, WebSocket là 1 protocol, hoạt động trên mô hình client/server, và sử dụng TCP connection. Là một protocol, có nghĩa là bất kể việc implement ra sao, nhưng server cứ lắng nghe 1 TCP port, và giao tiếp giữa client/server tuân theo đúng spec mà WebSocket đề ra là được.

WebSocket cho phép trao đổi dữ liệu 2 chiều giữa client và server. Tuy nhiên chắc sẽ có nhiều người thắc mắc

Sao không dùng HTTP rồi set interval request lên, hay là server push cho đơn giản. Đẻ ra lắm protocol làm gì đau đầu?

Nếu sử dụng HTTP, mỗi lần cập nhật data mới thì client lại phải tạo request HTTP, và sẽ có rất nhiều header dư thừa, gây lãng phí băng thông, và việc khởi tạo request cũng mất thêm 1 chút thời gian. Trong khi đó WebSocket, sau khi client và server say hello với nhau, TCP connection sẽ vẫn alive, và chúng sẽ giao lưu kết hợp với nhau qua connection đó mà không cần thêm những thông tin dư thừa như header. Và có lẽ còn nhiều lợi ích nữa, nhưng mình không biết =))

Khen thế đủ rồi, hãy thử tìm hiểu xem WebSocket ngang dọc ra sao.

Cách hoạt động của WebSocket

Tiền đề

Ví dụ với ứng dụng mạng xã hội, ta có 1 tính năng chat. Mỗi khi bật chat với 1 người, 1 WebSocket tới webserver của ta sẽ được khởi tạo. Như vậy, ta đang có 1 webserver, và đang cần 1 websocket connection tới webserver đó. Mặt khác việc sử dụng raw TCP trên client cũng rất hạn chế. Chính vì vậy, WebSocket đã tận dụng luôn port 80/443 của HTTP(S) để khởi tạo connection.

Handshaking

Khi khởi tạo connection, client sẽ tạo 1 HTTP request để thực hiện handshake với server

handshake

  • Trước tiên client sẽ gửi request tới endpoint mà websocket server đang lắng nghe. ví dụ như /chat. Request sẽ kèm theo 1 vài header mà WebSocket protocol quy định: Sec-WebSocket-Key, Sec-WebSocket-Version, Upgrade, Connection, ... và những header cơ bản của 1 HTTP request khác nữa.

  • WebSocket server sẽ tiếp nhận request, authen (nếu có), nếu không hợp lệ sẽ trả về 400 Bad Request và terminate connection đó. Ngược lại nếu OK, server sẽ trả về 101 Switching Protocols cùng với header Sec-WebSocket-Accept. Connection đó sẽ được giữ, và sau đó client và server bắt đầu trao đổi thông tin qua lại với nhau.

Giá trị của Sec-WebSocket-Accept được quy định như sau:

Sec-WebSocket-Accept = Base64( SHA1 ( Sec-WebSocket-Key + 258EAFA5-E914-47DA-95CA-C5AB0DC85B11 ) )

258EAFA5-E914-47DA-95CA-C5AB0DC85B11 còn được gọi là magic string

Trao đổi dữ liệu

Việc trao đổi dữ liệu giữa client và server khá là hại não, cụ thể việc decode message, hay format message có thể xem thêm tại đây. Giữ chỗ để sau này nếu không lười bận quay lại tìm hiểu sau =))

Trong quá trình connection được keep alive, sẽ có rất nhiều request ping giữa client/server để kiểm tra xem phía bên kia còn active hay không. Bên gửi ping, bên nhận pong, vẫn còn sống thì ta lại giao lưu kết hợp tiếp. Còn không thì server/client sẽ biết để terminate inactive connection đó đi.

Tham khảo